Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày cập nhật 31/07/2024

Ngày 19/07/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực số 293/KH-UBNDhiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây được viết tắt là Kế hoạch)  nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

Đến năm 2030, về phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp, phấn đấu toàn tỉnh có 214 trường mầm non (trong đó: 34 trường mầm non ngoài công lập). Trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 93,0% (đạt mức độ 2: trên 8,9%). Tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 46,0% (trong đó: 48,4% trẻ ngoài công lập); tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 96,6% (trong đó: 24,6% trẻ ngoài công lập); duy trì tỷ lệ 100% nhóm, lớp học 2 buổi/ngày; tỷ lệ 100% nhóm lớp học bán trú; trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì giảm. 100% trẻ em dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi.

Về phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt từ 85% trở lên; có ít nhất 95% đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: 50% đạt mức tốt). Ưu tiên định biên cho giáo dục mầm non, đảm bảo số lượng giáo viên trên lớp theo quy định; bố trí đủ giáo viên dạy mẫu giáo để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; có giáo viên chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại các trường có trẻ em khuyết tật theo quy định; bố trí đủ nhân viên thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế, nấu ăn và nhân viên phục vụ trường học.

Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phấn đấu 100% trường mầm non đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi; đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú theo chương trình giáo dục mầm non mới và thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; có 94,8% phòng học kiên cố, không còn phòng học tạm, phòng học nhờ.

Tầm nhìn đến năm 2045, về phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, trẻ em, Toàn tỉnh có 226 trường mầm non (trong đó: 45 trường mầm non ngoài công lập); trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ trên 96,0% (trong đó: đạt mức 2 trên 11,9%). Phấn đấu trẻ em độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) đến trường đạt trên 60% (trong đó: 50% trẻ em ngoài công lập); độ tuổi mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) đến trường đạt trên 98% (trong đó: trên 37,3% trẻ em ngoài công lập). Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Duy trì  nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ đối với trẻ em dân tộc thiểu số đến trường.

Về phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ, tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt trên 90%; 100% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: có ít nhất 80% đạt mức tốt). Ưu tiên bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đủ giáo viên chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định; bố trí đủ nhân viên thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế, nấu ăn và nhân viên phục vụ trường học.

Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, cơ sở vật chất các trường mầm non đáp ứng các tiêu chí thân thiện, chuẩn hóa, hiện đại hóa và thông minh. 100% phòng học kiên cố; 100% nhóm trẻ và lớp mẫu giáo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định. Duy trì 100% trường mầm non đảm bảo điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi đến 5 tuổi, đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non; xây dựng trường học tiên tiến theo xu thế hội nhập và phát triển.

Để đạt được những mục tiêu nói trên, kế hoạch triển khai các giải pháp cụ thể đối với những nhiệm vụ trọng tâm sau: Đổi mới công tác quản lý giáo dục; Chính sách cho phát triển giáo dục mầm non; Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi;  Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non.

 
 
 
 
 
 
Xem tin theo ngày  
Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày cập nhật 31/07/2024

Ngày 19/07/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực số 293/KH-UBNDhiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây được viết tắt là Kế hoạch)  nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

Đến năm 2030, về phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp, phấn đấu toàn tỉnh có 214 trường mầm non (trong đó: 34 trường mầm non ngoài công lập). Trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 93,0% (đạt mức độ 2: trên 8,9%). Tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 46,0% (trong đó: 48,4% trẻ ngoài công lập); tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 96,6% (trong đó: 24,6% trẻ ngoài công lập); duy trì tỷ lệ 100% nhóm, lớp học 2 buổi/ngày; tỷ lệ 100% nhóm lớp học bán trú; trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì giảm. 100% trẻ em dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi.

Về phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt từ 85% trở lên; có ít nhất 95% đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: 50% đạt mức tốt). Ưu tiên định biên cho giáo dục mầm non, đảm bảo số lượng giáo viên trên lớp theo quy định; bố trí đủ giáo viên dạy mẫu giáo để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; có giáo viên chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại các trường có trẻ em khuyết tật theo quy định; bố trí đủ nhân viên thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế, nấu ăn và nhân viên phục vụ trường học.

Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phấn đấu 100% trường mầm non đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi; đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú theo chương trình giáo dục mầm non mới và thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; có 94,8% phòng học kiên cố, không còn phòng học tạm, phòng học nhờ.

Tầm nhìn đến năm 2045, về phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp, trẻ em, Toàn tỉnh có 226 trường mầm non (trong đó: 45 trường mầm non ngoài công lập); trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ trên 96,0% (trong đó: đạt mức 2 trên 11,9%). Phấn đấu trẻ em độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) đến trường đạt trên 60% (trong đó: 50% trẻ em ngoài công lập); độ tuổi mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) đến trường đạt trên 98% (trong đó: trên 37,3% trẻ em ngoài công lập). Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Duy trì  nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ đối với trẻ em dân tộc thiểu số đến trường.

Về phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ, tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt trên 90%; 100% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: có ít nhất 80% đạt mức tốt). Ưu tiên bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đủ giáo viên chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định; bố trí đủ nhân viên thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế, nấu ăn và nhân viên phục vụ trường học.

Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, cơ sở vật chất các trường mầm non đáp ứng các tiêu chí thân thiện, chuẩn hóa, hiện đại hóa và thông minh. 100% phòng học kiên cố; 100% nhóm trẻ và lớp mẫu giáo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định. Duy trì 100% trường mầm non đảm bảo điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi đến 5 tuổi, đổi mới nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non; xây dựng trường học tiên tiến theo xu thế hội nhập và phát triển.

Để đạt được những mục tiêu nói trên, kế hoạch triển khai các giải pháp cụ thể đối với những nhiệm vụ trọng tâm sau: Đổi mới công tác quản lý giáo dục; Chính sách cho phát triển giáo dục mầm non; Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi;  Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non.

 
 
 
 
 
 
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 778.481
Truy cập hiện tại 4