Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Triển khai chương trình chuyển đổi số xã Phú Hải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 27/03/2024

Uỷ ban nhân dân xã Phú Hải ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 15/4/2023 Về việc triển khai chương trình chuyển đổi số xã Phú Hải thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế là phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trên tinh thần: “Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á (Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến 2045).

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Chuyển đổi số trên địa bàn huyện đến năm 2025 hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn xã (gồm các ban, ngành và các đơn vị trực thuộc) sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước (Ngoại trừ các văn bản Mật theo quy định).

- 100% dịch vụ công đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.

- 100% quy trình xử lý dịch vụ hành chính được thực hiện bằng quy trình số.

- 50% dữ liệu chuyên ngành qua hệ thống số hóa dùng chung của huyện, xã và được số hóa quy trình khai thác.

- Triển khai hệ thống phòng họp số (Bao gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).

- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê”, “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội” của xã trên nền tảng dữ liệu lớn của huyện, tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo cáo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của huyện, tỉnh.

2.2. Chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025 hướng đến xây dựng Xã hội số tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% cán bộ công chức, viên chức, các đơn vị cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.

- 100% người dân trên địa bàn xã có điện thoại thông minh có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp.

- 100% các vấn đề của (Ngành) được thông báo, tuyên truyền qua Hue-S.

- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến công tác quản lý nhà nước của xã được xử lý đảm bảo đúng điều kiện.

2.3. Chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025 phải hướng đến phát triển Kinh tế số, tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% cán bộ, công chức, viên chức; các ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND xã sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S.

- 100% người dân có cài Hue-S trên địa bàn xã tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.

- 20% Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua chương trình Hue-S.

- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Chuyển đổi số xã Phú Hải hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung vào các giải pháp cụ thể sau

- Rà soát, đăng ký cấp phát chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ cho 100% cán bộ, công chức, viên chức của xã.

- Đảm bảo cấp phát chữ ký số qua sim di động cho 100% cán bộ lãnh đạo UBND xã.

- Ban hành quy chế thực hiện nghiêm và các điều kiện đảm bảo 100% văn bản quản lý nhà nước thực hiện qua môi trường mạng, trong đó 100% các văn bản ban hành có áp dụng chữ ký số. Đối với các trường hợp đã được cấp chữ ký số thì tham gia ký số vào quy trình ban hành văn bản theo quy định.

- Rà soát dịch vụ công của đơn vị, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như (dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính…) để áp dụng vào thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.

- Rà soát, hoàn thiện và ban hành quy định triển khai quy trình số trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

- Tổ chức rà soát thống kê lại cơ Sở dữ liệu chuyên ngành gửi về phòng Văn hoá và Thông tin tổng hợp. Lập kế hoạch và sử dụng công cụ số hóa dùng chung của huyện, tỉnh để tổ chức số hóa dữ liệu. Trên cơ sở đó ban hành quy trình số khai thác dữ liệu được số hóa.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, ban hành quy định và xây dựng phòng họp số tại địa bàn.

+ Đối với phần mềm họp thông minh ban hành quy định việc thực hiện thống nhất trong các cuộc họp của xã.

+ Đối với các cuộc họp trực tuyến do UBND tỉnh, huyện chủ trì sẽ áp dụng hệ thống thống nhất đã triển khai. Đối với các cuộc họp do xã chủ trì sử dụng hệ thống dùng chung của Sở Thông tin và Truyền thông để tiết kiệm kinh phí.

- Ban hành bộ tiêu chí sử dụng dữ liệu về kết quả triển khai quy trình số hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc, dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, công tác cập nhật báo cáo số để làm tiêu chí quan trọng đánh giá xếp loại công chức, viên chức cuối năm.

2. Chuyển đổi số của xã phải hướng đến xây dựng Xã hội số, tập trung vào giải pháp cụ thể sau

-  Xây dựng các giải pháp triển khai tiêu chí cụ thể: 100% cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn xã cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S. Xây dựng mô hình điểm danh, mở cửa vào cơ quan bằng hình thức quét mã QR trên Hue-S.

- Triển khai xây dựng các giải pháp truyền thông kết hợp với các giải pháp huy động nguồn lực hỗ trợ để thực hiện mục tiêu cụ thể: 100% người dân có điện thoại thông minh trên địa bàn xã có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp.

- Tổ chức giám sát, đánh giá và có phương án đảm bảo tất cả các phản ánh hiện trường, góp ý của người dân đều được xử lý theo đúng quy định.

3. Chuyển đổi số của xã phải hướng đến phát triển Kinh tế số, tập trung vào các giải pháp cụ thể sau

- Xây dựng các giải pháp thanh toán các dich vụ thiết yếu như điện nước, viễn thông, khuyến khích thanh toán các dịch vụ công cộng bằng quét mã QR để đạt mục tiêu (100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn xã sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S).

- Xây dựng các giải pháp tuyên truyền chủ động kết hợp với chương trình chuyển đổi số của tỉnh để đạt mục tiêu (100% người dân có cài Hue-S trên địa bàn xã tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S).

- Đối với các ngành có quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa, xây dựng triển khai các giải pháp để các doanh nghiệp tham gia vào nền tảng thanh toán không dùng tiền, đạt mục tiêu (30% Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S).

- Xây dựng các giải pháp thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

4. Nguồn lực đảm bảo triển khai

- Chủ động triển khai và tham gia các chương trình nâng cao về nhận thức chuyển đổi số.

- Đối với các giải pháp đã triển khai cần xây dựng phương án bằng quy định, quy trình triển khai.

- Đối với số hóa các đơn vị lập danh mục, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp làm căn cứ xin kinh phí hàng năm để triển khai.

- Đối với các hệ thống thông tin phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông lập danh sách để đăng ký vào danh mục trung hạn.

- Đối với hạ tầng đường truyền, tập trung nâng cao gói dịch vụ CP Net để đảm bảo chất lượng.

- Đối với hạ tầng máy tính,ưu tiên đầu tư máy tính bảng; lãnh đạo và đơn vị còn lại ưu tiên máy tính xách tay, thống kê các nghiệp vụ đặc biệt để trang bị máy chuyên dụng.

- Đối với các đơn vị đặc thù không thuộc hạ tầng dùng chung của tỉnh như du lịch, giao thông.v.v. thì lập danh mục dự án thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông để xin chủ trương đưa vào đầu tư trung hạn.

- Triển khai hệ thống đảm bảo an toàn thông tin dùng chung của tỉnh.

- Đăng ký danh sách và cử cán bộ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện.

4.1 Kinh phí thực hiện

a) Đối với các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các ngành, địa phương; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia; kinh phí tài trợ từ các nguồn khác.

- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác; sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, hợp tác công - tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

b) Đối với các nhiệm vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp:

- Kinh phí triển khai là của doanh nghiệp để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới.

- Nhà nước hỗ trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (phục vụ công tác kết nối, tư vấn, đào tạo,…).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền số của xã

Trên cơ sở kiện toàn các Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND xã đứng đầu, các ban ngành và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Thành lập tổ công tác chuyển đổi số xã nghiên cứu, đề xuất với Ban chỉ đạo xã, Chủ tịch UBND xã về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách, nguồn kinh phí tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã.

2. Công Văn hóa và Xã hội xã là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Xây dựng Chính quyền số xã

- Hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định; tổng hợp kết quả thực hiện của các ban ngành, coq quan, đơn vị báo cáo UBND xã, Chủ tịch UBND xã để báo cáo cấp trên theo quy định.

- Đầu mối, phối hợp với các ban ngành liên quan tham gia đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn xã; Chú trọng phát huy vai trò của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy vai trò phối hợp giữa Văn hóa – Xã hội và Văn phòng - Thống kê xã.

- Xây dựng các các quy định và thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số. Phân công nhiệm vụ cụ thể xây dựng các danh mục số hóa, các hệ thống thông tin và phối hợp chặt chẽ với phòng Văn hoá và Thông tin, sở Thông tin và Truyền thông để tham mưu nguồn lực triển khai hiệu quả.

- Tham mưu chỉ đạo phân công nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chí làm căn cứ trong việc đánh giá tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức trong quá trình triển khai kế hoạch bằng dữ liệu.

- Định kỳ họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã để đánh giá và triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trên địa bàn xã. Tham gia các chương trình do tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện triển khai.

- Đăng ký mô hình thí điểm cấp xã sau khi rà soát tính sẵn sàng.

3. CC. Văn phòng Thống kê xã

Phối hợp với Công chức Văn hoá và Xã hội xã đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Chương trình và phối hợp với các ban ngành; cơ quan, đơn vị đề xuất phương án giải quyết, báo cáo UBND xã xem xét, quyết định.

4. CC. Tài chính Kế toán xã:

Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định từ nguồn kinh phí được giao.

5. Các ban ngành; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã và các tổ chức, cá nhân liên quan

Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; trước tiên khẩn trương triển khai đối với các dịch vụ thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, nộp các loại thuế, phí hàng năm.

Căn cứ vào nội dung Chương trình, Kế hoạch chuyển đổi số của UBND huyện, xã, các đơn vị chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND xã trước ngày 30/6 và 15/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND huyện, Phòng Thông tin và Thông tin theo quy định, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

6. Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn huyện

Là đơn vị nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền tảng cho việc chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn xã.

Chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Chủ động phối hợp với các ban ngành; cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã triển khai thí điểm truyền thông số, các giải pháp, công nghệ mới, mô hình mới cho các đơn vị trên địa bàn xã.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã

Xây dựng Chương trình, kế hoạch phù hợp tham gia tuyên truyền sâu rộng về nội dung Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và nội dung Quyết định số 3296/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 của UBND huyện Phú Vang về việc phê duyệt chương trình Chuyển đổi số huyện Phú Vang và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động và nhân dân góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực nâng cao các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ số góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình đề ra.

Trên đây là là Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số xã Phú Hải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã. Yêu cầu trưởng các ban ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện./.

 

Tập tin đính kèm:
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 822.602
Truy cập hiện tại 78